Ngày nay, việc thực hiện các quy trình thí nghiệm trong phòng nghiên cứu vi sinh và y sinh có thể gây ra ô nhiễm và nguy hiểm về mặt sinh học, những thao tác đó cần được thực hiện trong t
ủ an toàn sinh học để bảo vệ người thao tác và môi trường xung quanh khỏi các sol khí hoặc giọt có khả năng lan truyền các tác nhân nguy hiểm. Ngoài ra
tủ an toàn sinh học còn tạo ra môi trường vô trùng, luồng không khí ổn định để bảo vệ tế bào và việc nuôi cấy không bị ô nhiễm.
Sau đây là những hướng dẫn để có thể sử dụng
tủ an toàn sinh học đúng cách, an toàn và mang lại hiệu quả nghiên cứu cao
- Vị trí đặt tủ an toàn sinh học
Nơi đặt tủ
ATSH là rất quan trọng đối với sự an toàn của người vận hành cũng như môi trường xung quanh. Tủ
ATSH phải được đặt sao cho mặt bên của tủ cách tường ít nhất 30cm. Mặt phía trước cách tường ít nhất 2m, và ít nhất 3m khi nó đặt đối diện những thiết bị khác. Cách cửa ra vào tối thiểu 1/2 đến 1 m
- Lưu ý sử dụng với tủ an toàn sinh học
- Dừng thao tác trong tủ ATSH ngay lập tức khi đèn báo động kêu
- Không kê, đặt bất cứ đồ vật gì lên trên đỉnh của tủ ATSH, điều đó có thế làm hỏng bộ lọc khí thải và gây gián đoạn luồng khí lưu thông
- Không sử dụng buồng ATSH cho các tác nhân đặc biệt nguy hiểm. VD: Thuốc độc, chất dễ cháy, nổ
- Tủ ATSH hàng năm cần được kiểm định lại để đảm bảo nó vẫn đang hoạt động an toàn
- Hầu hết tủ ATSH được thiết kế cho 1 người sử dụng, trừ khi có quy định khác ,nếu có sự can thiệp của thêm một người nữa sẽ làm vỡ màng chắn không khí và gây ô nhiễm vật liệu bên trong
- Chỉ có những người có chuyên môn mới được sử dụng tủ an toàn sinh học
- Những thao tác chuẩn bị trước khi sử dụng tủ an toàn sinh học
- Rửa tay sạch sẽ trước khi mặc thiết bị bảo hộ cá nhân: Găng tay, khẩu trang bảo hộ, kính bảo hộ, mặt nạ lá chắn ( với những công việc rủi ro cao) để bảo vệ người thao tác và cũng tránh gây ô nhiễm buồng ATSH, mẫu và vật liệu nghiên cứu khác
- Với công việc rủi ro thấp nên mặc áo khoác phòng TN dài tay cùng với găng tay cao su, đảm bảo gang tay lồng hoàn toàn lên gấu của ống áo
- Với công việc rủi ro cao như ở mức an toàn sinh học cấp 2 và 3 cần mặc thêm áo choàng bảo hộ dài tay và 2 lớp găng tay. Đảm bảo găng tay lồng lên gấu áo để da không bị lộ ra ngoài
- Chuẩn bị buồng an toàn sinh học để bắt đầu làm việc
- Nếu đang sử dụng đèn UV diệt khuẩn bạn nên vô hiệu hóa chúng trước khi mở tủ ATSH
- Nâng cửa trượt phía trước lên mức phù hợp và bật đèn huỳnh quang
- Đảm bảo khu vực hút và xả khí của buồng được thông thoáng
- Trươc khi làm việc bật buồng chạy trong vòng 3-5 phút để loại bỏ không khí ô nhiễm ra khỏi vùng làm việc, ổn định và cân bằng không khí ở trong buồng
- Điều chỉnh độ cao thích hợp cho ghế sao cho vai của bạn xấp xỉ ngang với mức kính chắn phía trước, để có tầm nhìn tốt và phần mặt của bạn được bảo vệ
- Lau sạch bề mặt làm việc bên trong với chất khử trùng phù hợp, bao gồm cả phần lỗ khí phía trước
- Lau sạch bề mặt bên ngoài của chai lọ, vật liệu cần dùng trước khi đưa vào trong buồng với chất khử trùng phù hợp
- Đảm bảo tất cả những thứ cần dùng đã ở trong buồng ATSH trước khi bắt đầu thao tác. Không mang thêm vào hay đưa ra bất cứ vật gì khi đã bắt đầu.
- Không đặt vật liệu chặn các lỗ khí ở phía trước tủ làm gián đoạn luồng khí đi vào buồng
- Không đặt quá tải lên bề mặt làm việc
- Thao tác phù hợp trong khi sử dụng buồng an toàn sinh học
- Vùng thao tác trong tủ ATSH nên được phân chia thành ba vùng: Vùng sạch, vùng làm việc, và vùng ô nhiễm. Mỗi vùng nên được đặt ở vị trí sao cho thuận tiện trong việc di chuyển .Rác thải được cho vào vùng ô nhiễm, thiết bị thao tác và mẫu xét nghiệm ở vùng làm việc, nguồn nguyên liệu đầu vào đặt ở vùng sạch
- Hạn chế sử dụng những dụng cụ sắc nhọn như kim tiêm ở trong buồng
- Tránh di chuyển tay ra khỏi buồng ATSH khi đang làm việc
- Di chuyển tay chậm và thận trọng khi thao tác ở trong buồng
- Đóng nắp lọ ngay sau khi lấy mẫu
- Loại bỏ những ống rỗng vào vùng ô nhiễm ngay lập tức để hạn chế ô nhiễm môi trường làm việc
- Thao tác sau khi kết thúc công việc
- Tiếp tục chạy tủ ATSH từ 2-3 phút để thanh lọc không khí bên trong.
- Khử trùng bề mặt bên ngoài của tất cả các chai lọ, vật liệu trước khi mang ra ngoài
- Loại bỏ rác và khử trùng chúng trong nồi hấp tiệt trùng để tránh gây ô nhiễm môi trường bên ngoài
- Lau, khử trùng toàn bộ bề mặt buồng bằng dung dịch tẩy rửa phù hợp
- Không xịt nước vào trong lỗ khí phía trước
- Đóng cửa buồng ATSH, tắt hoạt động và bật đèn tiệt trùng UV
- Cởi bỏ áo choàng, găng tay và những đồ bảo hộ khác
- Rửa tay sạch sẽ
Nếu có gì thắc mắc về sản phẩm tủ an toàn sinh học, các bạn hãy gửi câu hỏi vào email:
cuong@yuin.com.vn hoặc gọi đến sdt: 0904100583để được tư vấn
Cần đặt hàng, hãy gọi đến sdt: 0904100583